Grey-crowned babbler, Có tên khoa học là (Pomatostomus temporalis) được tìm thấy nhiều ở Úc, Indonesia và khu vực Papua New Guinea.


Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, nó thường xuất hiện ở những nơi có cây bạch đàn cao to, xung quanh các trang trại, đường xá hoặc các sân golf. Chúng thường đi kiếm ăn theo bầy đàn từ 2 - 15 con trên mặt đất, chúng là loài bảo vệ lãnh thổ khá mạnh mẽ.


Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng và các động vật không xương sống, chúng ăn cả sâu và cỏ, đôi khi nó còn ăn cả các hạt.


Chim trưởng thành có bộ lông màu nâu sẫm, đuôi khá dài có màu nâu đậm hơn, cuối đuôi là một viền ngang màu trắng. Đầu và cổ có màu trắng được sen kẽ bởi 2 vệt màu xám đậm 2 bên mắt, trên đỉnh đầu thường có thêm một vệt xám nhạt. Cả chim trống và mái đều có bề ngoài khá giống nhau.


Chúng là loài chim có kích cỡ trung bình, với chiều dài khoảng từ 25 đến 29cm và trọng lượng cơ thể là 80g.


Mỗi nhóm gia đình thường xây dựng một số tổ to trên cây để cất giữ thức ăn chung vào ban đêm. các tổ này thường được làm ở độ cao 6m so với mặt đất, tổ là một đống chà chôm được làm bằng những cành cây nhỏ với một lối vào bên cạnh, các tổ này sẽ được sửa sang lại hàng năm để tái sử dụng.




Sinh sản.

Mùa sinh sản thường diễn ra vào tháng 7 đến tháng 2 hàng năm. Một tổ khác được làm ra và dùng riêng cho việc sinh sản, các tổ sinh sản làm cũng có hình dạng tương tự như các tổ dùng để lưu trữ thức ăn, nhưng bên trong được lót bằng vật liệu mềm như cỏ, vỏ cây, lông cừu và các lông vũ.


Chim mái sẽ đẻ khoảng từ 2 đến 3 quả trứng màu trắng với những đốm màu nâu dày đặc, công việc ấp trứng sẽ diễn ra trong khoảng 23 ngày và do một mình chim mái làm.


Các chim mái có thể nằm chung cùng 1 tổ và tất cả chim trống trong nhóm sẽ mang thức ăn về cho chim mái khi chúng ấp, rồi đến khi chim non nở, các chim bố sẽ giúp hỗ trợ cho chim non ăn.


Các chim non này sẽ ở lại tổ thêm khoảng 1 năm, sau đó chúng sẽ dần gia nhập các nhóm khác hoặc tạo ra các nhóm gia đinh cho riêng mình. Một số chim non có thể sẽ ở lại hai hoặc ba năm nữa, những chú chim này ngay cả khi chúng đến tuổi sinh sản, chúng vẫn chỉ đóng vai trò là người giúp đỡ, điều này rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của bầy đàn.


Loài chim này thường bị đe doạ bởi sự phá huỷ và phân tán các môi trường sống, môi trường sống của chúng thường xuyên bị tàn phá cho đất nông nghiệp.