Willie wagtail hay còn gọi là chim chìa vôi, có tên khoa học là ( Rhipidura leucophrys ) là một dạng chim sẻ và có nguồn gốc từ Úc, New Guinea, các quần đảo Solomon và Đông Indonesia. chim chìa vôi sống phổ biến hầu hết ở các môi trường ngoài rừng rậm.


Một thói quen thường thấy ở loài chim này đó là khi chúng kiếm ăn trên mặt đất, cái đuôi sẽ lắc qua lắc lại theo chiều ngang. Chim trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng từ 19 đến 21,5cm, cân nặng từ 17-24g. Chúng có đôi chân khá dài so với các loài tương tự, điều này giúp chúng đi lại tốt trên mặt đất.


Chim trống và mái có bộ lông tương tự nhau, với đầu, cánh, lưng, đuôi thậm chí đến mỏ và chân đều có chung 1 màu đen, tuy nhiên phía dưới bụng lại có lông màu trắng tương phản với màu lông phía trên.


Chìa vôi hầu như luôn luôn di chuyển và hiếm khi thấy chúng đứng yên hơn một vài phút trong thời gian ban ngày, ngay cả khi nó đang đứng yên thì cái đuôi của nó cũng lắc lắc từ bên này sang bên kia. Nó thường kiếm ăn trên mặt đất một mình hoặc theo cặp, đôi khi cũng thấy chúng tụ tập thành các đàn nhỏ.


Khả năng thích ứng với nhiều loại thức ăn giúp chúng thích nghi cao với môi trường sống gần con người. Nó có thể ăn các loài động vật chân đốt, bướm, sâu bướm, ruồi, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, nhện, rết, và thằn lằn.


Sinh sản.
Mùa sinh sản thường diễn ra vào khoảng tháng 7 đến tháng 12 hàng năm, và thường bắt đầu diễn ra sau khi mùa mưa trong vùng giảm bớt. Tổ được làm có dạng hình chén trên các cành nhánh của cây, nơi cách xa các lá cây và cao không quá 5m.


Nguyên liệu làm tổ chủ yếu là cỏ, vỏ cây, các vật liệu dạng sợi khác bị ràng buộc bởi tơ nhện, thậm chí tóc và lông của chó mèo cũng được chúng sử dụng. Chim mẹ sẽ đẻ từ 2 - 4 quả trứng màu trắng với những đốm màu nâu xám. Thời gian ấp kéo dài khoảng 14 ngày. Chim non chào đời với cơ thể không lông, chưa mở mắt, chúng sẽ nhận sự chăm sóc của chim bố mẹ trong khoảng 14 ngày trước khi chúng bắt đầu cuộc sống tự lập.


Chúng là loài chim có tính lãnh thổ rất cao, và có vẻ không biết sợ kẻ thù nào trong việc bảo vệ lãnh thổ, không những các loài chim nhỏ bị đe doạ mà ngay đến các loài chim lớn như chim ưng Úc, quạ... cũng sẽ bị chúng xua đuổi nếu xâm phạm lãnh thổ. Chúng có thể tấn công chó mèo và ngay cả con người nếu xâm phạm vào khu vực đang làm tổ trong mùa sinh sản.


Tuy nhiên khi bị loài rắn hổ này tấn công thì vợ chồng chìa vôi đành bất lực, nhìn con rắn tàn bạo từ từ, từ từ ăn từng chim non của mình. Mặc dù chim bố mẹ đã bay đến gần và cố gắng đe doạ con rắn bằng những tiếng kêu báo động rất to, kèm theo những đợt tấn công bằng mỏ yếu ớt, thế nhưng có vẻ như điều đó là vô nghĩa đối với một con rắn háu đói.


Nó chỉ tập trung vào mục đích chính đó là làm thế nào để có thể ăn hết số chim non trong tổ, còn mọi vấn đề khác rắn ta dường như chẳng hề quan tâm.


Khi đã nuốt gần hết số chim non trong tổ, nó dùng miệng ngoạm một chú chim non tội nghiệp cuối cùng ra khỏi tổ, mặc cho chim bố mẹ kêu gào trong tuyệt vọng, mặc cho chim non yếu ớt bất lực dãy dụa, cứ thế nó vừa nuốt vừa thản nhiên trườn đi xem như không có chuyện gì.


Bỏ lại đôi chim bố mẹ tội nghiệp và một cái tổ trống không.