Grey jay & Cuộc sống trong mùa đông đầy tuyết

Grey jay ( Perisoreus canadensis ) là một loài chim trong dòng họ Qụa, chúng được tìm thấy trong các cánh rừng phía Bắc của Bắc Mỹ, và ở dãy núi Rocky phía nam tới New Mexico và Arizona.


Grey jay có phần dưới màu xám nhạt, trên lưng có màu xám sẫm màu hơn, đỉnh đầu xám đen, trước trán và xung quanh cổ là màu trắng. Chúng sinh sống quanh năm tại các vùng lãnh thổ quen thuộc nơi có những rừng cây lá kim, nó sống sót qua mùa đông với thức ăn được lưu giữ ở một nơi nào đó trong vùng lãnh thổ.


Chúng tạo thành các cặp và sống chung thuỷ với nhau cho đến suốt đời, đôi khi nó cũng sống chung với các con được sinh sản vào mùa trước của nó. Chúng có thể thích ứng với các hoạt động của con người trong vùng lãnh thổ và chúng cũng tiếp cận con người để tìm kíêm nguồn thực phẩm.


Kích thước chiều dài cơ thể trung bình khoảng từ 25 đến 33 cm, sải cánh rộng khoảng 45cm và cân nặng từ 65 đến 70g. Chim trống thường lớn hơn các chim mái. Bộ lông của grey jay khá dày điều này giúp chúng giữ thân nhiệt một cách tốt nhất trong thời tiết mùa đông.


Cũng giống như một số loài chim thông minh khác, grey jay cũng có thể bắt chước giọng hót của các loài chim khác, đặc biệt là giọng hót các loài chim săn mồi, điều này giúp cho chúng tránh được các loài chim săn mồi ăn thịt.


Grey jay là loài chim ăn tạp, nó săn các loài động vật chân đốt, loài lưỡng cư, các loại hạt, động vật có vú nhỏ như loài gặm nhấm, thậm chí là các loài chim nhỏ. Chúng còn được biết đến là loài chim thông minh và có trí nhớ siêu tốt khi nó biết tìm kiếm thức ăn vào mùa hè, và cất giấu trong các kẽ hở của thân cây, nhằm dự trữ để ăn vào mùa đông.


Trong một năm một con chim có thể cất giấu hàng ngàn mẫu thức ăn, và nó sẽ tìm từng mẩu thức ăn được cất giấu kỹ lưỡng trong các khe cây bằng chính trí nhớ của mình.


Sinh sản
Grey jay thường bắt đầu sinh sản vào năm nó được 2 tuổi. Mùa sinh sản thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm khi tuyết đã bắt đầu rơi trong các khu rừng nhiệt đới. Chúng có cách làm tổ và chăm sóc các chim non khá khác lạ theo kiểu hợp tác xã.


Trong giai đoạn xây dựng tổ, chim bố mẹ sẽ làm việc kèm với một hoặc hai con chim chưa trưởng thành được sinh sản vào mùa trước của mình, hoặc đôi khi là cùng với những con chim chưa trưởng thành của các cặp chim bố mẹ khác.


Vai trò của các chú chim chưa trưởng thành ở đây là tìm kiếm thức ăn và mang về cho các chim non mới nở, điều này giúp giảm thiểu các chim non bị chết do đói, ngoài ra các chú chim giúp đỡ này còn có thêm nhiệm vụ canh gác bảo vệ và truy đuổi kẻ thù ra khỏi khu vực làm tổ.


Đổi lại các chú chim chưa trưởng thành khi bỏ công sức giúp đỡ như vậy sẽ được thừa hưởng vùng lãnh thổ và khu vực sinh sản. Nhưng các chú chim chưa trưởng thành chỉ được phép giúp đỡ khi có sự cho phép của chim bố mẹ. Đôi khi để giữ an toàn cho phạm vi của tổ chim bố mẹ không cho phép các chim giúp đỡ đến khu vực tổ nhằm tránh bị phát hiện bởi những kẻ săn mồi đang dòm ngó.


Chim trống đóng vai trò là kẻ cầm đầu sẽ chọn một khu vực làm tổ thường là trên các cây tùng trưởng thành, nguyên liệu làm tổ là các cành cây khô, cỏ, lông chim và vỏ cây. Tổ có dạng hình cốc vừa đử để có thể chứa cơ thể chim mái và các trứng. Các tổ này thường được làm ở phía nam của cây và cách mặt đất khoảng 8m


Một ly hợp gồm từ 2 đến 5 quả trứng màu xanh, công việc ấp trứng được thực hiện bởi một mình chim mẹ trong khoảng 18 ngày, nó sẽ không bỏ tổ cho dù tuyết rơi gần như là phủ kín cả tổ. Chim mẹ vẫn sẽ ở trong tổ từ 3 đến 4 ngày sau khi trứng nở, lúc này chim bố và chim giúp đỡ sẽ có trách nhiệm cung cấp thức ăn và giúp chim mẹ giữ ấm tổ.


Khi chim bố mẹ đi ra khỏi tổ một vài trường hợp được ghi nhận rằng, nó đã tha về một con vật vô hại còn sống bỏ vào tổ cùng với các chim non, nhằm mục đích giống như "bình nước nóng" giữ ấm cho các chim non. Các chim non rời tổ sau 22 đến 24 ngày.


Sau 55 đến 65 ngày, các chim non đạt đến kích thước như chim trưởng thành, và bắt đầu chiến đấu với nhau cho đến khi chọn ra được chim non vượt trội về sức mạnh buộc các anh em ruột của nó phải rời đi khỏi khu vực chúng được sinh ra, và con chim non thắng cuộc sẽ được phép ở lại với chim bố mẹ cho đến mùa sinh sản tiếp theo. Các chim non yếu hơn bị buộc rời khỏi vùng lãnh thổ có tỉ lệ tử vong lên đến 85%


Tuổi thọ trung bình của loài chim này chỉ khoảng 8 năm, nhưng một vài trường hơp có thể sống lên đến 17 tuổi.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét